Latest articles

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong quá trình tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam


Phụ nữ có vai trò quan trọng trong quá trình tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan nêu rõ, Việt Nam có độ mở nền kinh tế ngày càng cao, tham gia ngày càng sâu rộng vào nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP…) với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, thực hiện cắt giảm thuế quan, cũng như yêu cầu mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ... có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng.

Ngành Hải quan một mặt phải tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, mặt khác vẫn phải đảm bảo công tác quản lý, kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách hiệu quả.

Bắt nhịp với tốc độ hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, Hải quan Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để ngày càng khẳng định rõ nét vai trò trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Xuất phát từ yêu cầu hội nhập, phát triển của đất nước, thực hiện các nhiệm vụ được giao, vai trò, trách nhiệm và khối lượng công việc của Hải quan Việt Nam ngày một nặng nề hơn. Để đảm đương tốt nhiệm vụ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp.

Đặc biệt, ngành Hải quan đang nỗ lực đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng của quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp. Việc đổi mới tư duy từ xem doanh nghiệp là đối tượng quản lý sang đối tác để đồng hành, phục vụ là một đột phá được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Với tinh thần cải cách, Tổng cục Hải quan luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, qua đó đưa ra giải pháp tạo thuận lợi cho DN nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh. Thông điệp được thể hiện xuyên suốt của Tổng cục Hải quan là tạo thuận lợi thương mại, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN tuân thủ theo đúng pháp luật. Đóng góp rất lớn vào thành tích chung của ngành Hải quan trong thời gian qua không thể không kể đến vai trò của đội ngũ nữ cán bộ công chức Hải quan.

Vấn đề bình đẳng giới đang là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự toàn cầu, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm; vai trò và đóng góp của phụ nữ trong tạo thuận lợi thương mại ngày càng được coi trọng, trong đó có nữ công chức Hải quan.

Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhất là Lãnh đạo cấp Vụ, Cục: có14 lãnh đạo nữ/189 lãnh đạo cấp vụ, cục trong toàn ngành. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ ở cấp Phòng, Đội, Chi cục hải quan ngày càng tăng về số lượng vàmở rộng phạm vi hoạt động.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn hài hòa giữa công việc gia đình, chăm sóc con cái, vừa hoàn thành công việc chuyên môn nghiệp vụ nhưng cán bộ nữ trong ngành Hải quan đã khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tọa đàm lần này hướng tới việc xây dựng hình ảnh cán bộ nữ trong ngành Hải quan và một số doanh nhân nữ tiêu biểu, thông qua đó tăng cường hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp trong tạo thuận lợi thương mại.

Sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong thương mại không chỉ có lợi cho bản thân họ và gia đình mà còn mang thêm giá trị vượt trội cho nền kinh tế nhờ mở rộng thị trường tiêu dùng đặc thù, trong đó phụ nữ vừa đóng vai trò làngười lao động, vừa đóng vai trò là người tiêu dùng; đồng thời làm tăng tính hòa nhập xã hội hướng đến phát triển hài hoà và bền vững hơn”, bà Lê Thị Ngọc Liên-chuyên gia về bình đằng giới và kinh tế của Dự án USAID TFPchia sẻ.

Dù việc phụ nữ tham gia vào kinh doanh-với vai trò là chủ doanh nghiệp, người lao động hay người tiêu dùng đã thể hiện một số kết quả tích cực trong phát triển đồng đều và bền vững, họ vẫn phải đối mặt với nhiều bất lợi hơn so với nam giới. Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng pháp luật và các sáng kiến thương mại thường bỏ qua những nhu cầu đặc thù của phụ nữ, cùng với đó là tình trạng thiếu thông tin về thương mại. Những bất lợi này đồng nghĩa với việc phụ nữ có thể gặp phải những trở ngại đáng kể khi kinh doanh.

Tại hội thảo, các nữ lãnh đạo tiêu biểu trong ngành Hải quan, cơ quan chính phủ và từ 50 doanh nghiệp xuất nhập khẩu cùng nhau thảo luận về bình đẳng giới; trao quyền kinh tế cho phụ nữ, với trọng tâm là vai trò của phụ nữ trong tạo thuận lợi thương mại. Các đại biểu cũng thảo luận những phương thức tiếp cận để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, những tác động của đại dịch COVID-19 đặc biệt là với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừado phụ nữ làm chủ.

Để kết thúc hội thảo, các chuyên gia và đại biểu đưa ra những khuyến nghị về nâng cao nhận thức và sự nhạy cảm giới trong quan hệ hải quan- doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của nữ thương nhân, đặc biệtthông qua các kênh truyền thông phù hợp và các khoá đào tạo về quy trình và thủ tục hải quan.Theo những thông tin được chia sẻ tại hội thảo, dù phụ nữ vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức, họ luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo thuận lợi thương mại cũng như phục hồi kinh tế- xã hội tại Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

Mai Ka


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events