News

Từ 3/7, EU gỡ "biện pháp kiểm soát khẩn cấp" với bún, miến, phở Việt Nam

Summary

Trước đó, hồi tháng 8/2021, một số lô hàng mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo thu hồi do chứa Etylen oxit (EO) tại nhiều nước châu Âu như Thụy Sĩ, Na Uy, Anh, các nước EU.

Updated on : 15-07-2022


Từ 3/7, EU gỡ "biện pháp kiểm soát khẩn cấp" với bún, miến, phở Việt Nam

Các lô hàng bún, miến phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU từ 3/7/2022. Riêng với các quả thanh long, các lô hàng mỳ ăn liền (trong thành phần có chứa gia vị, nước sốt) nhập khẩu từ Việt Nam, EU vẫn yêu cầu phải bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, do đánh giá vẫn còn nguy cơ về vấn đề này. Đây là những quy định mới theo công báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.

Trước đó, hồi tháng 8/2021, một số lô hàng mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo thu hồi do chứa Etylen oxit (EO) tại nhiều nước châu Âu như Thụy Sĩ, Na Uy, Anh, các nước EU. Đến ngày 15/12/2021, EU đã ban hành quy định điều chỉnh thực thi về việc tạm thời gia tăng các biện pháp kiểm soát chính thức một số hàng hóa nhập khẩu vào EU từ một số nước thứ ba. Theo đó, sản phẩm chế biến bột dạng khô và dạng ăn liền của Việt Nam cần có chứng thư và bị tăng tần suất kiểm tra ngẫu nhiên lên 20%. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 6/1/2022, chứng thư được cấp cho từng lô sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu Etylen oxit. Tuy nhiên, sau đó Uỷ ban châu Âu đã đưa ra quy định chuyển tiếp áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày 6/1/2022 đến ngày 17/2/2022 mới bị kiểm tra EO.

Nhằm duy trì các hoạt động xuất khẩu trước tình hình trên, ngay lập tức Việt Nam đã thiết lập hệ thống kiểm soát chỉ tiêu EO trong thực phẩm thông qua mạng lưới các cơ quan kỹ thuật, cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước. Hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành gia tăng các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, tập trung vào hệ thống các nhà cung ứng nguyên liệu và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu EO theo quy định của EU. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng quy định mức ngưỡng giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Đề nghị EU chỉ xem xét các biện pháp kiểm soát EO trong sản phẩm mì ăn liền và loại trừ các sản phẩm chế biến bột khác. Công bố số liệu kiểm nghiệm ngẫu nhiên để xác định tần suất xuất hiện EO trong sản phẩm mì nhập khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác, kế hoạch chuyển sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II sang Phụ lục I, tại Phiên họp trực tuyến Ủy ban SPS Việt Nam - EU vào tháng 5/2022.

Với hàng loạt các biện pháp đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành, phía EU đã xem xét, điều chỉnh kịp thời biện pháp kiểm soát đã áp từ đầu năm 2022 đến nay.  Như vậy, các lô hàng bún miến phở dạng khô xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU từ 3/7.

Box:

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục kiến nghị EU đánh giá tần suất về việc tuân thủ các yêu cầu/quy định về dư lượng EO trong quá trình kiểm soát của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chế biến từ bột để từng bước xem xét, dỡ bở biện pháp kiểm soát theo theo EU 2246/2021 hoặc chuyển từ phụ lục II sang phụ lục I.

B.H


Most Recent News


Search All News

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events