Latest articles

Hải quan- Doanh nghiệp cùng hành động hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật


Hải quan- Doanh nghiệp cùng hành động hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật

 

 

Chính sách cởi mở là lý do thu hút đầu tư

Tại diễn đàn này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khẳng định, tôn chỉ mục đích của Tổ chức H ải quan thế giới, đặc biệt là Hải quan Việt Nam luôn tạo thuận lợi thương mại, đồng thời đảm bảo an ninh an toàn cho cộng đồng và bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy thu hút đầu tư và thương mại của Việt Nam.

Trong thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiếp tục cải cách tái cấu trúc hệ thống quản lý hải quan hiện đại theo hướng chính quy, ngang bằng với hải quan các nước tiên tiến trên thế giới. Từ đó tiến tới Hải quan thông minh, Hải quan số, tiến tới biên giới thông minh, Hải quan xanh đúng như tôn chỉ, mục đích của Hải quan thế giới, cũng như quyết tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho Hải quan Việt Nam.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, cộng đồng DN đánh giá rất cao nỗ lực của ngành Hải quan, là một trong những ngành áp dụng bộ công cụ quản lý hiện đại vào quản lý và đã chủ động trong các chương trình đối thoại với DN. “Trong quá trình hoạt động XNK thương mại quốc tế, DN không tránh khỏi các khúc mắc về các luật lệ cũng như thông lệ, nhưng ngành Hải quan đã chủ động hướng dẫn, đối thoại, tháo gỡ vướng mắc kịp thời, qua đó giúp DN tiết kiệm được thời gian trong hoạt động XNK”, ông Hoàng Quang Phòng chia sẻ và nhấn mạnh về các giải pháp căn cơ của cơ quan Hải quan hỗ trợ DN trong hoạt động XNK thông thoáng như: tổ chức phân luồng, quản lý rủi ro. Rõ ràng DN được hưởng lợi từ những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan quan trong thời gian qua.

Về phía doanh nghiệp nước ngoài, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cho biết, EuroCham đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính mà trong đó các thủ tục về ngành Hải quan đóng vai trò quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư.

Trưởng ban Hải quan, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), ông Kazuyoshi Mizuno nêu lên 2 cải cách hành chính ấn tượng của Hải quan Việt Nam đã thực hiện đến thời điểm hiện tại. Đó là điện tử hóa thủ tục hải quan thông qua việc đưa “Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS)” và “Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (VCIS)” vào sử dụng. Việc sử dụng VNACCS/VCIS đã giúp nâng cao đáng kể hiệu suất làm việc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì giờ đây họ có thể khai báo và nộp tờ khai trực tuyến thay vì phải mang hồ sơ giấy đến Hải quan như trước đây.

Thứ nữa là, những đóng góp quan trọng của ngành Hải quan trong hỗ trợ cho sự phát triển của các Hiệp định thương mại tự do về mặt thủ tục hành chính. Việc hài hòa các quy tắc và hệ thống thương mại quốc tế cùng với việc mở rộng các Hiệp định thương mại tự do. Bắt đầu từ việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do song phương lẫn đa phương như AFTA, TPP11, RCEP… Nhờ đó, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam không chỉ được miễn giảm thuế quan để thúc đẩy thương mại, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh do có thể xuất khẩu các sản phẩm sản xuất trong nước với giá thấp.

Ông Kazuyoshi Mizuno đánh giá: “Khoảng một nửa trong số 800 công ty thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là công ty sản xuất và chính sách thương mại toàn cầu, cởi mở chính là một trong những lý do đã thu hút đông đảo các công ty sản xuất này”.

Những dấu ấn

Có thể thấy những dấu ấn trong cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực nghiệp vụ, không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn giúp ngành Hải quan hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Đáng chú ý là việc hiện đại hóa công tác quản lý thu ngân sách thông qua việc phối hợp thu với các ngân hàng thương mại để thực hiện thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ năm 2014, thay thế phương pháp nộp thuế bằng tiền mặt tại cơ quan hải quan hoặc nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước là một trong những cải cách đột phá, rút ngắn thời gian nộp thuế, giảm chi phí cho người nộp thuế và chi phí quản lý, nguồn lực của cơ quan thu thuế.

Đặc biệt, từ tháng 10/2017 đến nay đã áp dụng phương thức nộp thuế điện tử và thông quan 24/7, giúp người nộp thuế có thể thực hiện: Khai thuế, nộp thuế và thông quan hàng hóa “mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện” mà không phụ thuộc vào giờ làm việc, địa điểm làm việc của cơ quan thu thuế và ngân hàng”, bà Lê Như Quỳnh thông tin.

Còn theo ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, trong mọi hoàn cảnh, ngành Hải quan luôn hướng tới mục tiêu có giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan đã chủ động nắm bắt tình hình, xây dựng các kịch bản và triển khai thực hiện các giải pháp để bảo đảm ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.

Tại địa bàn sôi động nhất cả nước, Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM Đinh Ngọc Thắng khẳng định Hải quan TPHCM luôn chủ động, sáng tạo, xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình hành động nhằm thực hiện tôn chỉ mục tiêu đã đề ra đó là: Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp là những người bạn đồng hành, tin cậy cùng phát triển.

Trong rất nhiều sáng kiến đã được triển khai, đáng chú ý là việc đơn vị triển khai thành công hệ thống Quản trị hải quan tập trung HCAS. Đây là bước đột phá trong công tác cải cách hiện đại hóa mang tính đột phá trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của công nghệ thông tin tích hợp, đa nền tảng, kết nối quản lý hành chính nội bộ với chỉ đạo điều hành và hỗ trợ xử lý nghiệp vụ (dữ liệu giá, tra cứu mã số HS nhanh, tra cứu văn bản...).

Tương lai hoạt động trên nền tảng số hóa

Những hiệu quả trong triển khai các giải pháp về chính sách, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hiện đại hóa đã được khẳng định bằng thực tế hoạt động thông quan hàng hóa của doanh nghiệp. Trong chặng đường tiếp theo, ngành Hải quan tiếp tục đặt ra mục tiêu mới để đáp ứng xu thế phát triển.

Theo Tổng biên tập Báo Hải quan Vũ Thị Ánh Hồng, trước bối cảnh tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu thương mại toàn cầu, trước đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp, ngành Hải quan đặt ra mục tiêu tiếp tục cải cách hiện đại hóa hải quan, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp. Tại diễn đàn Hải quan- Doanh nghiệp, các diễn giả, doanh nghiệp đã cùng đối thoại, trao đổi về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu và logistics phát triển, đóng góp vào sự phục hồi kinh tế trong trước mắt và cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, lãnh đạo Chính phủ hết sức quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 628/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030, trong đó, yêu cầu ngành Hải quan đẩy mạnh chuyển đổi số. Thời gian tới, chuyển đổi số thay đổi nhiều so với giai đoạn trước như việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, đưa các ứng dụng rút ngắn thời gian thông quan, tập trung quản lý vào đối tượng rủi ro sai phạm hơn. Trong quá trình chuyển đổi đó, việc đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan Hải quan đóng vai trò rất quan trọng.

Ngọc Linh

 


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events