Hiện Việt Nam đã có khoảng 12 loại trái cây tiếp cận thị trường cao cấp khó tính như Nhật, châu Âu. Để vào được thị trường này thì mỗi loại trái cây chúng ta cũng phải mất từ 7 - 10 năm đàm phán.
Đến năm 2025, mục tiêu xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định Phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD và đến năm 2030 đạt khoảng 6,5 tỷ USD. Để đạt mục tiêu trên, có 14 loại cây ăn quả chủ lực được chọn để tập trung phát triển thời gian tới. Đó là: thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh dây, bơ và na.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2025 diện tích cây ăn trái cả nước đạt 1,2 triệu ha với sản lượng đạt 14 triệu tấn; trong đó, 14 loại cây ăn trái chủ lực như nêu trên đạt 960.000 ha với sản lượng đạt khoảng 11-12 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp các địa phương quản lý dịch bệnh trên các loại cây ăn quả; hướng dẫn các địa phương xây dựng mã vùng trồng, truy suất nguồn gốc sản phẩm; phối hợp với các đơn vị thực hiện biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả..
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng các địa phương, doanh nghiệp, hệp hội tháo gỡ rào cản thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ nông dân vay vốn, xây dựng vùng trồng cây ăn quả tập trung; liên kết thu mua, chế biến sản phẩm theo cơ chế thị trường; thu hút, đầu tư cơ sở chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả...
Bên cạnh thị trường trong nước, Bộ sẽ cùng các đơn vị tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu quả chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, tiếp tục mở rộng các thị trường: Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nga, ASEAN, EU, Trung Đông, Bắc Phi...
Tiến tới xuất khẩu bền vững
Mặt hàng trái cây Việt Nam đang có lợi thế lớn tại các thị trường chất lượng cao. Tại Mỹ, theo Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Thu Thủy, Mỹ có nhu cầu tiêu thụ trái cây rất lớn, mỗi năm lên đến 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi tại Mỹ hiện đáp ứng 70% nhu cầu, 30% còn lại là nhập khẩu, tương đương khoảng 3,6 triệu tấn. Đây là dư địa lớn cho trái cây Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ. Hiện bưởi là trái cây tươi thứ 7 được phép nhập khẩu vào Mỹ. Bên cạnh đó, một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được nhập khẩu vào Mỹ nhưng dưới dạng đông lạnh.
Việc được các thị trường khó tính cho phép nhập khẩu sẽ giúp nâng cao thương hiệu cho nông sản trái cây Việt Nam và nâng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, giúp nông dân yên tâm đầu tư canh tác, trồng trọt và có thu nhập ổn định, giảm thiểu được sự rủi ro tiềm ẩn khi xuất khẩu tiểu ngạch…
Chia sẻ về quá trình nhiều năm đàm phán để quả bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, để được Mỹ cho phép chính thức nhập khẩu từ tháng 10/2022, thì trước đó, từ năm 2016, Cục Bảo vệ Thực vật đã xây dựng hồ sơ kỹ thuật. Sau đó, đến tháng 1/2017, Cục chính thức gửi Cơ quan kiểm dịch động-thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đề nghị và hồ sơ kỹ thuật. Từ tháng 12/2021-2/2022, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ lấy ý kiến rộng rãi; tháng 3/2022, APHIS kiểm tra vùng trồng và cơ sở xử lý. Từ tháng 2/2022-10/2022 hoàn thiện dự thảo điều kiện nhập khẩu và tới tháng 10/2022 mới công bố điều kiện nhập khẩu để cho phép xuất khẩu…
Bên cạnh niềm vui khi một số các loại trái cây Việt Nam liên tục được các nước cho phép nhập khẩu chính thức thì vấn đề đặt ra là làm gì để những “trái ngọt” này mang tính lâu dài và bền vững? Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 10/2022, ngày 31/10/2022, ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU đưa thông tin, thị trường EU đang có xu hướng dịch chuyển rất mạnh mẽ sang tiêu dùng xanh, sạch, đòi hỏi đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững về lao động, môi trường, quy trình sản xuất hàng hóa… Hiện, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của EU, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng EU, nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng tại châu Âu như hạt điều, cà phê, rau củ, thanh long, vải, chanh leo…. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lô hàng thực phẩm chưa đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hoặc có vấn đề về xuất xứ. Do vậy, đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh bài bản, lâu dài với thị trường EU.
Hay trường hợp mới đây, khi trái sầu riêng vừa được Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch đã có hiện tượng mạo danh mã số vùng trồng để xuất khẩu. Nếu không ngăn chặn kịp thời những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của ngành hàng xuất khẩu. Đây cũng là công tác cần được chú trọng để góp phần thực hiện mục tiêu xuất khẩu đề ra.
B.H
Title | Category | Created On |
---|---|---|
Exports sets a record US$ 400 billion | General | 2025-02-05 14:07:18 |
Highlights of imports and exports in 2024 | General | 2025-02-05 14:00:39 |
Grasping the green transformation trend - A survival opportunity for Vietnamese Enterprises | General | 2025-02-05 13:50:49 |
Complying with regulations of each market for smooth fruit and vegetable exports | General | 2025-02-05 13:36:03 |
Coconut export enter acceleration cycle | General | 2025-01-07 14:39:26 |
A Quick Intro |
Search Trade Information
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Feature Information
|
|
|
|
|
|
|
Information & Articles
|
|
|
|
|
|
|
Contact Us! If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message >>>
|