Latest articles

Năm 2022: Một năm cải cách, hiện đại hóa mạnh mẽ của Hải quan Việt Nam


Năm 2022: Một năm cải cách, hiện đại hóa mạnh mẽ của Hải quan Việt Nam

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khẳng định, kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho thương mại của ngành Hải quan nhưng vẫn đảm bảo an ninh, an toàn và chống thất thu.

Tích cực góp phần vào con số 732 tỷ USD

Đây là một trong những dấu ấn nổi bật của ngành Hải quan trong năm 2022. Có thể thấy để có được mức tăng trưởng đáng phấn khởi sau đại dịch viêm đường hô hấp Covid 19 là kết quả nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, đã vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, giữ vững thị trường, bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế.

Cùng với đó là sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng hành với doanh nghiệp và người dân để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của ngành Hải quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu, chuỗi cung ứng, cũng như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục thông quan.

Ngay từ đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 439/CT-TCHQ ngày 11/2/2022 tăng cường hiệu quả thu ngân sách nhà nước, trong đó chỉ ra các nhóm giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho từng đơn vị để triển khai đồng bộ trong toàn ngành.

Theo đó, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thành lập các tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sức khỏe và khôi phục sản xuất, Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó khăn như: miễn thuế nhập khẩu theo các Quyết định 155/QĐ-BTC, Quyết định 436/QĐ-BTC, Quyết định 2138/QĐ-BTC, Quyết định 1921/QĐ-BTC khoảng 3,9 tỷ đồng; không thu thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác phòng chống dịch theo Nghị quyết 106/NQ-CP khoảng 113 tỷ đồng; giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP khoảng 16.677 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong bối cảnh cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, để đáp ứng với công cuộc chuyển đổi số, hiện đại hóa, Tổng cục Hải quan đã thực hiện đề án nộp thuế điện tử với 46 ngân hàng phối hợp thu, trong đó có 39 ngân hàng tham gia chương trình nộp thuế điện tử 24/7, 7 ngân hàng tham gia chương trình nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân có thể nộp thuế mọi lúc, mọi nơi.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với Tổng cục Thuế tổ chức các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh của doanh nghiệp.

Kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là ngành Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2022, tạo đà thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

Đảm bảo an ninh, an toàn cộng đồng

Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc chú trọng thu thập, phân tích các thông tin trong và ngoài ngành, xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát; kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu tại các đơn vị thuộc và trực thuộc để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện; tập trung kiểm tra về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm; tổ chức thực hiện thu hồi và xử lý nợ thuế đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023 của Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 22/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh đến một số dấu ấn nổi bật, biểu dương những đóng góp của ngành Hải quan đối với kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2022. Tổng cục Hải quan đã tích cực đẩy mạnh công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách để đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế, qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin đã được Tổng cục Hải quan triển khai tốt; tích cực chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan để tiến tới mục tiêu Hải quan số, Hải quan thông minh giai đoạn tiếp theo.

Song hành hai nhiệm vụ tạo thuận lợi, đảm bảo quản lý

Năm 2023, với những nhiệm vụ đặt ra cho ngành Tài chính nói chung và Tổng cục Hải quan nói riêng, năm 2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Tổng cục Hải quan phải nỗ lực hơn nữa, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Tiếp tục phát huy thành tích năm 2022, tiếp tục triển khai các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, kích thích kinh tế phát triển, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt mốc mới.

Trong năm 2023, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Song song đó, Tổng cục Hải quan cần chú trọng các nội dung về chuyển đổi số toàn diện trong các lĩnh vực hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều phối trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; đôn đốc các bộ, ngành triển khai nhiệm vụ, đẩy mạnh cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại.

Đối với công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhiều năm qua Tổng cục Hải quan luôn đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistics và tạo thuận lợi thương mại gửi Cơ quan thường trực để tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistics và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2023-2026.

B.T


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Displaying 141-150 of 1275 result(s).
TitleCategory
General
General
General
General
General
General
General
General
General
General
Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events