Latest articles

Tiếp tục hướng tới cải cách toàn diện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu


Tiếp tục hướng tới cải cách toàn diện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), năm 2023 cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đã được Chính phủ giao.

Hoàn thiện cơ chế chính sách

Các hoạt động để thực hiện mục tiêu cải cách của Tổng cục Hải quan dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là hoàn thiện và triển khai dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình mới.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục chủ động tham gia, góp ý vào các dự án xây dựng nghị định, thông tư liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành do các bộ, ngành xây dựng; đôn đốc các bộ, ngành sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1254/QĐ-TTg được sửa đổi tại Quyết định 1258/QĐ-TTg.

Để thực thi có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, việc rà soát, chuẩn hóa danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề triển khai nội dung này.

Đặc biệt cơ quan Hải quan sẽ tham vấn cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan có liên quan về triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành để tiếp tục báo cáo Chính phủ, kiến nghị các bộ, ngành sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo hướng cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

Trên nền tảng kết quả năm 2022

Trong năm 2022, căn cứ Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành.

Nghị định là cơ sở cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa, phát huy trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan liên quan, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan đã chủ động triển khai cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là việc cắt giảm dòng hàng thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, chuyển việc kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan; các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng từng bước được cắt giảm, đơn giản hóa, các Danh mục quản lý chuyên ngành khi được ban hành, sửa đổi bổ sung đều có mã số HS kèm theo.

Đáng chú ý, các chính sách được ban hành đã bước đầu áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) thông qua việc tăng đối tượng được miễn kiểm tra; áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu; thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm…

Cụ thể, cơ quan Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung 31/38 văn bản (hoàn thành 81,6% kế hoạch), đang sửa đổi bổ sung 4/38 văn bản (chiếm 10,5%), chưa hoàn thành 3/38 văn bản (chiếm 7,9%); ban hành 51/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS (chiếm 85% kế hoạch), đang làm 5/60 danh mục (chiếm 8,3%), chưa hoàn thành 4/60 danh mục (chiếm 6,7%).

Hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng. Đặc biệt, loại bỏ 3 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu phục vụ sản xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, loại bỏ 2 nhóm hàng khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế...

N.Linh


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events