Latest articles

Thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản xuất hiện nhiều các rào cản thương mại mới


Thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản xuất hiện nhiều các rào cản thương mại mới

Do thời gian nghỉ tết Nguyên đán cũng như tác động của khó khăn về đơn hàng khiến giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 1/2023 của Việt Nam chỉ đạt hơn 3,7 tỷ USD, giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái…

Xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang các thị trường đều giảm
Số liệu từ Bộ NN&PTNT, trong tháng 1/2023 xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,73 tỷ USD, giảm 23,6%. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 1,76 tỷ USD, giảm 12,7%; chăn nuôi đạt 30 triệu USD, tăng 14,5%; thuỷ sản đạt 600 triệu USD, giảm 30,9%; lâm sản chính đạt 1,19 tỷ USD, giảm 30%; đầu vào sản xuất ước đạt 147 triệu USD, giảm 45,2%.
Trong tháng 1/2023 ghi nhận giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang các thị trường đều giảm. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ đạt 993 triệu USD (giảm 32,1%) so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu sang châu Phi đạt 60 triệu USD, (giảm 5,4%), xuất khẩu sang châu Á đạt 1,69 tỷ USD (giảm 9,1%), xuất khẩu sang châu Âu đạt 423 triệu USD, giảm 35,6%,...
Về nhập khẩu nông lâm thủy sản, ước trong tháng 1/2023 đạt 3,08 tỷ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,85 tỷ USD, giảm 16%; chăn nuôi khoảng 285 triệu USD, tăng 14%; thuỷ sản ước đạt 220 triệu USD, tăng 23,6%; hàng lâm sản chính đạt 185 triệu USD, giảm 27,2%; đầu vào sản xuất ước đạt 536 triệu USD, giảm 10,2%.
Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến giữa tháng 1/2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 226.000 tấn với gần 115 triệu USD, tăng trên 41% về sản lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho hay, thường cuối vụ giá gạo rất thấp, nên đối tác nhập khẩu căn cứ vào giá đó để đàm phán mua vụ Đông Xuân. Tuy nhiên năm nay, cuối vụ chúng ta lại bán được giá khá cao nên các hợp đồng ký cho vụ Đông Xuân trong năm 2023 sẽ có giá tốt hơn. Quan trọng hơn, khi giá gạo tăng thì người nông dân có thêm động lực mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng.
Kiên trì chinh phục các thị trường xuất khẩu “khó tính”
Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp do những biến động của các yếu tố chính trị và kinh tế. Thêm vào đó, sự tăng giá USD tiếp tục làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Các yếu tố này dẫn đến chi phí logistic tăng, tác động đến giá cả hàng hóa thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu và gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu xuất hiện nhiều các rào cản thương mại mới như: EU điều chỉnh các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào ngày 26/1/2023; các khu vực thị trường thuộc hiệp định CPTPP, UKVFTA đưa ra những sự điều chỉnh quan trọng trong quy định về hàng hóa nhập khẩu…
Trong nước, tỷ lệ chi phí vật tư đầu vào phục vụ sản xuất còn ở mức cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất, dự báo sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá nhóm hàng thực phẩm có tỷ trọng tiêu dùng lớn như: gạo, thịt lợn, rau củ, trái cây… 
Theo phân tích của Bộ NN&PTNT về các thị trường truyền thống, với thị trường Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm: gỗ và sản phẩm từ gỗ chiếm 64,5%, thuỷ sản chiến 16,5%, hạt điều chiếm 6,2%, cà phê chiếm 2,1%, rau quả 1,9%.  Đây là thị trường có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường còn nhiều thách thức khi thị hiếu thị trường Hoa Kỳ ngày càng đa dạng, thiên về sản phẩm chế biến, bảo quản lâu trong khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô, chất lượng chưa cao. 
Đối với thị trường Trung Quốc, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Đây cũng là thị trường có nhiều tiềm năng với nhu cầu tiêu dùng lớn nhờ dân số đông và nhu cầu đa dạng. Dự báo thương mại nông sản sẽ tiếp tục sôi động. Trong đó, tiêu thụ ngũ cốc giảm, tiêu thụ thịt, trứng, sữa, trái cây và rau quả tăng lên. Tiêu dùng trái cây và thịt dự báo sẽ tăng cao trong năm 2023  khi các biện pháp nới lỏng Covid-19 được thực hiện.
Đối với thị trường EU, mặt hàng nông sản của Việt Nam để tiếp cận vẫn còn nhiều khó khăn khi EU là thị trường khó tính với nhiều quy định ngày càng thắt chặt. Nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu tham gia vào các phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp (hàng thô, sản phẩm chế biến làm nguyên liệu đầu vào); chi phí logistics còn cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Năng lực tiếp cận, tìm hiểu thị trường chưa cao; chưa tham gia sâu vào hệ thống phân phối hiện đại và chưa xây dựng được kênh phân phối ổn định tại thị trường EU.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khuyến nghị, trên bất kỳ thị trường nào thì nông sản Việt cũng phải xây dựng chiến lược cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thương hiệu. Do vậy, điều cần làm ngay với sản xuất nông nghiệp trong nước là thực hiện tập trung sản xuất, nâng cấp chất lượng cho tất cả các ngành hàng nông sản theo tiêu chuẩn của các thị trường khó tính, mà một trong những yêu cầu bắt buộc là truy xuất nguồn gốc.
M.H (tổng hợp)


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events