Gần 15 năm sau khi thanh long trở thành loại trái cây đầu tiên được tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, đến nay Việt Nam đã có 7 loại trái cây được cấp phép là thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa, xoài và bưởi. Hiện Hoa Kỳ đang hoàn thiện các thủ tục để mở cửa thị trường cho chanh leo và dừa nguyên vỏ của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang chuẩn bị mở cửa thị trường cho một số loại quả của Hoa Kỳ như đào, xuân đào, quýt vàng.
Trước đó, dừa Việt Nam đã có mặt tại thị trường Hoa Kỳ ở dạng gọt sạch vỏ ở ngoài để uống nước. Tuy nhiên từ đầu năm 2022 đến nay, việc xuất khẩu sản phẩm này bị nghẽn lại sau khi phía Hoa Kỳ siết chặt các quy định để bảo đảm không có mầm bệnh hay côn trùng gây hại và yêu cầu phải gọt đến tận sọ. Điều này khiến thời gian bảo quản ngắn hơn, chất lượng cũng không bằng như trước nên tính cạnh tranh của dừa Việt Nam bị giảm sút.
Sau một thời gian làm việc, Hoa Kỳ đã công bố dự thảo đánh giá nguy cơ dịch hại liên quan đến việc nhập khẩu dừa tươi chưa trưởng thành (Cocos nucifera L.) từ Việt Nam vào Hoa Kỳ để tiêu thụ từ Cục Kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Theo đó, mặt hàng xuất khẩu phải là dừa tươi chưa trưởng thành. Những quả thối hoặc rụng phải được loại bỏ trên cánh đồng. Trái dừa chưa trưởng thành có vỏ màu xanh lá cây chuyển sang màu nâu khi chín tới. Về xử lý sau thu hoạch, dừa tươi chưa trưởng thành cần được loại bỏ ít nhất 75% lớp ngoài cùng (exocarp) và loại bỏ vỏ trấu (mesocarp) để cho ra sản phẩm cuối cùng có thể bán được.
Phía Hoa Kỳ cũng đã xác định được 43 loài sâu hại trên cây dừa, trong đó có 1 loài nhện, 39 loài côn trùng, 1 loài ốc sên, 1 loài vi khuẩn và 1 loài tuyến trùng. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại, không có loài nào có khả năng theo dừa tươi chưa trưởng thành xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Hiện Cục Bảo vệ Thực vật và Cơ quan Kiểm tra Sức khỏe Động Thực vật Hoa Kỳ đang tiếp tục trao đổi, đàm phán để lựa chọn các biện pháp kiểm dịch thực vật phù hợp, giảm thiểu nguy cơ dịch hại. Đây là bước đệm quan trọng để trái dừa tươi Việt Nam quay trở lại thị trường tiềm năng này.
Tại buổi làm việc mới đây giữa Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến với ông Ralph Bean, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, việc mở cửa thị trường cho quả bưởi chùm của Hoa Kỳ gần đây là sự kiện tiếp theo trong chuỗi hoạt động mở rộng thị trường nông sản, trái cây của hai quốc gia có thể gia nhập thị trường của nhau. Đồng thời, hiện nay Hoa Kỳ đang hoàn thiện các thủ tục để mở cửa thị trường cho hai loại trái cây của Việt Nam là quả chanh leo và dừa nguyên vỏ.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nếu đàm phán được với Mỹ để chấp thuận cho Việt Nam xuất khẩu theo hướng (chỉ gọt vỏ xanh) thì sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, dễ bảo quản. Tuy nhiên, nếu thị trường quy định như vậy thì doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ. “Bởi nếu chúng ta làm được thì sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển rất lớn. Thùng đựng dừa thay vì đựng 8 trái (1 container chỉ đi được 10.000 trái), nếu gọt vỏ đến tận sọ có thể đựng được 10 - 12 trái (1 container sẽ đi được 15.000 trái). Như vậy, sẽ tiết kiệm tối đa được chi phí vận chuyển, tạo sức cạnh tranh rất lớn đối với sản phẩm cùng loại", ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.
Được biết, ngoài các sản phẩm chăn nuôi thế mạnh của Hoa Kỳ như gia cầm, thịt bò, thịt lợn, Việt Nam cũng đã cho phép Hoa Kỳ xuất khẩu 171 loại hạt giống cây trồng, 1 loại củ tươi (khoai tây), 12 loại cỏ và hạt cỏ, cỏ hom, hạt lúa miến, 7 loại trái cây tươi và chuẩn bị mở cửa thị trường cho một số loại quả của Mỹ như đào, xuân đào, quýt vàng. Ở chiều ngược lại, mới đây, Việt Nam đã nộp thêm hai hồ sơ cho chanh dây và dừa. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến mong muốn phía Hoa Kỳ đẩy nhanh tiến độ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình hoàn thiện các thủ tục tiếp cận thị trường đối với loại trái cây này.
Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, xuất khẩu dừa và những sản phẩm từ dừa của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2022, xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa đạt trên 900 triệu USD, ngành dừa Việt Nam đang đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đáng chú ý, trong vòng 5 năm qua, ngành dừa Việt Nam phát triển khoảng 200 sản phẩm, trong đó có một số sản phẩm giá trị cao, xuất khẩu đến những thị trường khó tính như Phần Lan, Hoa Kỳ... qua đó đã khẳng định thương hiệu của dừa Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện, hai vùng nguyên liệu chính tại Bến Tre và Tiền Giang cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
Xuân Thảo
Title | Category | Created On |
---|---|---|
Exports sets a record US$ 400 billion | General | 2025-02-05 14:07:18 |
Highlights of imports and exports in 2024 | General | 2025-02-05 14:00:39 |
Grasping the green transformation trend - A survival opportunity for Vietnamese Enterprises | General | 2025-02-05 13:50:49 |
Complying with regulations of each market for smooth fruit and vegetable exports | General | 2025-02-05 13:36:03 |
Coconut export enter acceleration cycle | General | 2025-01-07 14:39:26 |
A Quick Intro |
Search Trade Information
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Feature Information
|
|
|
|
|
|
|
Information & Articles
|
|
|
|
|
|
|
Contact Us! If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message >>>
|