Đứng trước tiềm năng và những cơ hội, thách thức mới, cộng đồng doanh nghiệp Việt - Nga đã cho thấy sự sẵn sàng nắm bắt thời cơ để cùng Chính phủ hai nước hiện thực hóa những cam kết mà hai bên đã đạt được trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật.
Liên bang Nga đứng thứ 28/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam
Nhìn lại lịch sử cho thấy, nền móng hợp tác công nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga đã được xây dựng từ thế kỷ trước. Hai nước thành lập Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật vào năm 1992, thành lập Liên doanh dầu khí đầu tiên Vietsopetro năm 1993, hoàn thành Nhà máy thủy điện Hòa Bình năm 1994…
Kể từ đó đến nay, cơ chế hợp tác song phương đã được hoàn thiện bằng nhiều văn kiện được ký kết ở cấp Nhà nước, các Hiệp định liên Chính phủ về các dự án trong lĩnh vực dầu khí, cùng nhiều văn kiện hợp tác được ký kết cấp Bộ, cấp địa phương trên các lĩnh vực kinh tế. Các văn kiện nêu trên là những nền tảng pháp lý quan trọng để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại, năng lượng, công nghiệp và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.
Ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ năm 2016, thương mại song phương Việt Nam – Liên bang Nga đã bứt tốc mạnh mẽ, tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2021, tương ứng với mức tăng trưởng thường niên khoảng 15%, và đạt hơn 5,5 tỷ USD vào năm 2021.
Năm 2022, do tác động của nhiều yếu tố, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đã bị ảnh hưởng đáng kể. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, thương mại hai chiều năm 2022 đạt 3,55 tỷ USD, giảm 35,4% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,55 tỷ USD, giảm 51,4%; nhập khẩu đạt 1,99 tỷ USD, giảm 13,2%.
Nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước cho thấy, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Nga các loại sắt, thép; than các loại; phân bón; sản phẩm từ dầu mỏ; hóa chất; chất dẻo; gỗ và sản phẩm từ gỗ; lúa mỳ; thịt; thủy sản…; Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga của Việt Nam gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử; nông sản; thủy sản; hàng dệt may; da giày…
Về đầu tư, tính đến tháng 3/2023, Liên bang Nga có 171 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt trên 970 triệu USD, đứng thứ 28/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Nga tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đăng ký đạt 531,2 triệu USD, chiếm 54,7% tổng vốn đăng ký đầu tư; tiếp theo là ngành dịch vụ với 203,7 triệu USD; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 131,2 triệu USD.
Trong khi đó, Việt Nam hiện có 17 dự án đầu tư sang Liên bang Nga đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 1,63 tỷ USD. Nga là địa bàn đứng thứ 4 về vốn trên 78 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, chiếm 7% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Nỗ lực giải quyết các vấn đề tồn tại trong vận tải và logistics
Tại Diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề “Việt Nam – Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác mới và các lĩnh vực tiềm năng” mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao mối quan hệ kinh tế - thương mại phát triển hết sức tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian qua, trên nền tảng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thiết lập từ năm 2012 và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Kinh tế Á – Âu được ký kết năm 2015. Hai nước tiếp tục coi nhau là đối tác ưu tiên quan trọng trong chính sách kinh tế - thương mại của mình.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmirty Chernyshenko bày tỏ, đối với Liên bang Nga, Việt Nam luôn là một đối tác quan trọng hàng đầu tại Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất trong khu vực có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu. Hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga đã được hưởng những lợi ích đáng kể từ Hiệp định. Liên bang Nga và Việt Nam sẵn sàng thảo luận về các biện pháp mới để khai thác hiệu quả hơn nữa Hiệp định này.
Phó Thủ tướng Dmirty Chernyshenko khẳng định với các doanh nghiệp Việt Nam rằng Liên bang Nga là một đối tác quốc tế đáng tin cậy. Ưu tiên hàng đầu của Liên bang Nga là phát triển một nền kinh tế mở, hỗ trợ doanh nghiệp tự do kinh doanh. Doanh nghiệp Nga làm việc với các đối tác trên cơ sở tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ trong hợp đồng, trung thực và cởi mở trong công việc. Chính phủ Liên bang Nga ưu tiên các hướng phát triển mới trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, công nghệ số, du lịch và sẵn sàng chia sẻ các thành tựu, cũng như công nghệ trong các lĩnh vực này trong các dự án chung của hai nước. Chính phủ Nga cũng đang nỗ lực giải quyết các vấn đề tồn tại trong vận tải và logistics để thúc đẩy hợp tác thương mại với các nước, đồng thời sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tại thị trường Nga..
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện về môi trường đầu tư và hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Liên bang Nga, có môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi tại thị trường Việt Nam. Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, góp phần tích cực và sự phát triển bền vững và xanh của kinh tế Việt Nam.
M.H (tổng hợp)
Title | Category | Created On |
---|---|---|
Exports sets a record US$ 400 billion | General | 2025-02-05 14:07:18 |
Highlights of imports and exports in 2024 | General | 2025-02-05 14:00:39 |
Grasping the green transformation trend - A survival opportunity for Vietnamese Enterprises | General | 2025-02-05 13:50:49 |
Complying with regulations of each market for smooth fruit and vegetable exports | General | 2025-02-05 13:36:03 |
Coconut export enter acceleration cycle | General | 2025-01-07 14:39:26 |
A Quick Intro |
Search Trade Information
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Feature Information
|
|
|
|
|
|
|
Information & Articles
|
|
|
|
|
|
|
Contact Us! If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message >>>
|