Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thịt gia cầm đã có dấu hiệu hồi phục trở lại.Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 2/2023, giá trị xuất khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ của Việt Nam sang các thị trường đạt hơn 1,6 triệu USD, gấp 2 lần so với tháng 1/2023 và vượt 86,5 nghìn USD so với cùng kỳ năm 2022.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất
Ngày 25/10/2022, Công ty TNHH CPV Food Bình Phước (CPV Food) thuộc C.P Việt Nam công bố xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam đã đàm phán thành công xuất khẩu chính ngạch thịt gà sang Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc) và 5 nước thuộc liên minh kinh tế Á – Âu gồm: Nga, Belarrus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất chiếm 28,6% thị phần, Malaysia chiếm 24,8% thị phần, còn lại là Trung Quốc…
Đối với trứng gia cầm, trong tháng 2/2023, giá trị xuất khẩu đạt hơn 501,5 nghìn USD, cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng gà giống xuất khẩu của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023 đạt 123.320 con gà giống hướng trứng và đạt 896.070 con gà trắng giống.
Về nhập khẩu sản phẩm gia cầm, trong 3 tháng đầu năm 2023, số lượng gà giống bố mẹ nuôi thịt nhập khẩu về Việt Nam là 749.326 con; gà giống bố mẹ hướng trứng 119.259 con. Số lượng vịt giống ông, bà, bố, mẹ nhập khẩu về Việt Nam là 46.856 con. Lượng gà nhập về dùng để làm thịt đạt 1.120 tấn; lượng thịt gia cầm đã qua giết mổ nhập về đạt 47.817 tấn.
Trong tháng 2/2023, Hàn Quốc là thị trường cung cấp thịt gà lớn nhất cho Việt Nam với lượng nhập khẩu đạt hơn 6 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 7,6 triệu USD, tăng 136,9% về lượng và tăng 127,9% về trị giá so với tháng trước.
Đứng thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ, với lượng nhập khẩu thịt gà đạt hơn 4,2 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 4,2 triệu USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 36,5% về trị giá so với tháng trước.
Lũy kế hai tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt gà từ thị trường Hàn Quốc đạt 8,5 nghìn tấn, trị giá đạt gần 11 triệu USD, giảm 24,2% về lượng và giảm 21,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu thịt gà từ thị trường Hoa Kỳ đạt 10,6 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 10,9 triệu USD, giảm 55,5% về lượng và giảm 57,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Sang tháng 3/2023, các thị trường xuất khẩu thịt gà lớn nhất sang Việt Nam là Mỹ (chiếm tỷ trọng 34%), Hàn Quốc (29,2%), Brazil (22,7%)...
Thêm cánh cửa cho thịt gà Việt Nam đi các thị trường khó tính
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu thịt gà lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Nga). Mỗi năm, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt gà.
Với việc Công ty C.P. Việt Nam xuất khẩu thành công lô thịt gà đầu tiên vào thị trường này đã rộng thêm cánh cửa cho thịt gà Việt Nam đi các thị trường khó tính. Tính trung bình mỗi năm Việt Nam đang xuất khẩu được khoảng 4.500 tấn thịt gà chế biến sang các nước.
Tín hiệu vui là thế, song, để có thể xuất khẩu thịt gà sang các thị trường lớn không phải là điều dễ dàng. Đơn cử, để có thể đưa thịt gà vào thị trường Nhật Bản, từ khi khai trương và đi vào hoạt động CPV Food vào tháng 12/2020 đến nay, doanh nghiệp này luôn cam kết truy xuất nguồn gốc 100% toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến chế biến sản phẩm, thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất ở trình độ thế giới như môi trường và phúc lợi động vật… đáp ứng tất cả các tiêu chí khắt khe của Nhật Bản và các nước nhập khẩu khác.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng cho biết, tiêu chuẩn OIE đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt, như trong vòng bán kính 10 km không có mầm bệnh, 10 năm duy trì không có dịch bệnh lưu hành nên đòi hỏi chúng ta phải làm thường xuyên, liên tục.
Đến nay cả nước đã có hơn 900 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia cầm tại 39 tỉnh, thành phố và hơn 1.200 vùng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc. Riêng Đông Nam Bộ có thể cung ứng 200 triệu con gia cầm mỗi năm phục vụ xuất khẩu, tức chiếm gần một nửa tổng đàn gia cầm cả nước. Nguồn cung lớn, ứng dụng công nghệ cao sẽ là cơ sở thuận lợi để Việt Nam mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi thời gian tới. Giải pháp để đến năm 2030, Việt Nam có thêm ít nhất 30 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Được biết, trong quý 1/2023, chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Đàn gia cầm ước khoảng 551,4 triệu con, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước tình hình chăn nuôi trong nước phát triển tốt, Cục Chăn nuôi cho biết, đơn vị sẽ tổ chức cập nhật và thông tin thị trường các sản phẩm chăn nuôi để có kế hoạch sản xuất phù hợp cân bằng cung cầu trong và ngoài nước. Đồng thời, tăng cường kết nối, mở rộng thị trường để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
M.H (tổng hợp)
Title | Category | Created On |
---|---|---|
Exports sets a record US$ 400 billion | General | 2025-02-05 14:07:18 |
Highlights of imports and exports in 2024 | General | 2025-02-05 14:00:39 |
Grasping the green transformation trend - A survival opportunity for Vietnamese Enterprises | General | 2025-02-05 13:50:49 |
Complying with regulations of each market for smooth fruit and vegetable exports | General | 2025-02-05 13:36:03 |
Coconut export enter acceleration cycle | General | 2025-01-07 14:39:26 |
A Quick Intro |
Search Trade Information
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Feature Information
|
|
|
|
|
|
|
Information & Articles
|
|
|
|
|
|
|
Contact Us! If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message >>>
|