Latest articles

Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ cải cách kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu


Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ cải cách kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Rất nhiều điểm mới, cải cách nổi bật tại Thông tư 33/2023/TT-BTC đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính ban hành thay thế cho 4 thông tư gồm: Thông tư số 38/2018/TT-BTC; Thông tư số 62/2019/TT-BTC; Thông tư số 47/2020/TT-BTC; Thông tư số 07/2021/TT-BTC với nhiều quy định mới.

Thông tư này được doanh nghiệp kỳ vọng và đánh giá cao bởi đã áp dụng các phương thức quản lý mới phù hợp với xu hướng tạo thuận lợi thương mại, sử dụng chứng từ điện tử thay thế cho chứng từ giấy, như: bảo lãnh cho hàng hóa nợ, chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, thay đổi hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa… Bên cạnh đó, Thông tư cũng khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện trước đây như: việc khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ; sử dụng thông báo xác định trước xuất xứ, nộp bổ sung C/O sau khi hàng hoá đã thông quan, nộp C/O đối với trường hợp hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng, quy định liên quan đến thời điểm nộp C/O, về các trường hợp phải nộp C/O, trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan...

Trong thời gian đầu thực hiện, Hải quan và doanh nghiệp đều ghi nhận Thông tư tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo một cán bộ Công ty Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam), việc khai và nộp C/O khá thuận lợi khi doanh nghiệp chỉ cần scan và gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan.

Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, điểm cải cách nổi bật tại Thông tư Tại Thông tư này được quy định cụ thể hơn, chẳng hạn trường hợp xác định được xuất xứ Việt Nam thì sẽ khai như thế nào và trường hợp không xác định được thì sẽ khai như thế nào.

Điểm mới tiếp theo là quy định về việc chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Quy định trước đây là khi làm thủ tục hải quan nếu như không có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục thì doanh nghiệp phải khai chậm nộp trên tờ khai hải quan và khi có giấy chứng nhận xuất xứ thì sẽ khai sửa đổi, bổ sung để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, Thông tư mới bãi bỏ không quy định việc khai chậm nộp mà căn cứ trên thời hạn hiệu lực của chứng nhận xuất xứ doanh nghiệp nộp tại thời điểm nào. Nếu như giấy chứng nhận còn hiệu lực thì sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tại thời điểm đó.

Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì doanh nghiệp sẽ được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày. Còn đối với các trường hợp khác như: hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm soát về vệ sinh môi trường, an toàn lao động, sức khỏe của cộng đồng hoặc hàng hóa thuộc diện thông báo theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì phải nộp ngay tại thời điểm làm thủ tục.

Bên cạnh đó, Thông tư lần này cũng quy định về bảo lãnh nộp thuế trong cái trường hợp mà chưa có giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Việc áp dụng bảo lãnh như thế nào quy định cụ thể tại Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Quy định về trường hợp từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng là điểm mới tại Thông tư 33. Theo đó, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nếu cơ quan Hải quan kiểm tra phát hiện: chứng từ chứng nhận xuất xứ đã quá cái thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật và theo thông báo của cơ quan cấp nước xuất khẩu về C/O không đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ hoặc không có hiệu lực để áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thì sẽ từ chối ngay.

Ngoài ra, Thông tư 33 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý các trường hợp có sự khác biệt về mã số HS; trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Đáng chú ý, điểm nổi bật tại Thông tư lần này được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đó là quy định cho phép nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản dữ liệu điện tử hoặc là chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy. Hoặc trong trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì doanh nghiệp cũng không phải nộp mà chỉ khai số tham chiếu hoặc số hiệu của chứng từ chứng nhận xuất xứ ở trên tờ khai hải quan để được hưởng ưu đãi.

Ngoài ra, Thông tư 33 cũng quy định về xử lý trong trường hợp có sự khác biệt mã số tháo gỡ vướng mắc trước đó của hải quan địa phương. Cụ thể, Điều 16 Thông tư 33/2023/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết về cách thức xử lý trong từng trường hợp khác biệt mã số, cụ thể là hướng dẫn xử lý trong các trường hợp: trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ là xuất xứ thuần túy (WO); trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%); trường hợp hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ theo mã HS khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ là quy trình sản xuất đặc thù (SP); trường hợp hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ theo mã HS khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ là giá trị hàm lượng khu vực (RVC); trường hợp hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ theo mã HS khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) và trường hợp khác.


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events