News

Tập huấn hỗ trợ giới thiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thực thi Hiệp định CPTPP

Summary

Để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng tiềm năng xuất khẩu và tiềm năng thị trường, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ Công Thương đang tăng cường triển khai các các hoạt động phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại, tập huấn giải pháp xúc tiến xuất khẩu, tiếp cận thị trường.

Updated on : 29-10-2020


Tập huấn hỗ trợ giới thiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thực thi Hiệp định CPTPP

 

Trong tháng 10 và 11 năm 2020, Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ phối hợp với Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức chuỗi các hoạt động, bao gồm Hội thảo tập huấn doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng Hiệp định CPTPP để phát triển xuất khẩu và hoạt động tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp (tư vấn 1:1) về tiếp cận thị trường, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Các hoạt động được thực hiện theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, vừa có thể tiếp cận được tối đa doanh nghiệp có nhu cầu, vừa bảo đảm giãn cách trong bối cảnh đại dịch Covid-19.  Tham gia Hội thảo ngày 28 tháng 10 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, có gần 300 đại diện đến từ các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ của Việt Nam trong các lĩnh vực: Dệt may, Nông – Thủy sản, Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ, đào tạo của Hỗ trợ kỹ thuật - Phi dự án “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững – Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thực thi CPTPP” do Chính phủ Canada tài trợ.

HTKT với mục tiêu giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Canada và các thị trường thành viên CPTPP khác, bằng cách xây dựng năng lực cho các đối tượng công (Bộ/ngành và các cơ quan quản lý nhà nước), tư (doanh nghiệp vừa và nhỏ - DNVVN, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ - DNPNLC) và các tổ chức hỗ trợ thương mại (hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng).

Tại buổi Tập huấn, các Chuyên gia Việt Nam, Chuyên gia Canada và các Giảng viên chính (Master Trainers) đã hướng dẫn cho các học viên tìm hiểu về các quy định và những cam kết chính của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP, các nội dung được chú trọng như  thuế, quy tắc xuất xứ, các quy định tuân thủ khách hàng, thị trường về chất lượng, trách nhiệm xã hội của khách hàng và nước nhập khẩu. Đặc biệt, Tập huấn được chia chuyên sâu theo 3 nhóm lĩnh: Dệt may, Nông – Thủy sản, Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ, do 03 chuyên gia dày kinh nghiệp của của Canada đối với từng lĩnh vực.

Bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ khai mạc Chương trình Hội thảo tập huấn

Để doanh nghiệp có thể tận dụng được Hiệp định tốt nhất, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định, hoạt động tập huấn cũng chú trọng đến nội dung tiếp cận thị trường và khách hàng. Nội dung về đáp ứng yêu cầu khách hàng trong các tuân thủ quy định về môi trường, lao động, giới cũng được các học viên đặc biệt quan tâm đón nhận.

Tiếp sau chương trình hội thảo tập huấn là các buổi tư vấn trực tiếp 1:1, miễn phí, của các chuyên gia quốc tế (Canada) và Việt Nam cho 30 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tại các buổi tư vấn này, các chuyên gia giàu kinh nghiệm về luật pháp và các quy định, kiến thức thị trường trực tiếp giải đáp các vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải như thực thi cam kết về thuế, chứng nhận xuất xứ hay các cách tiếp cận yêu cầu khách hàng, thị trường.

Chuỗi hội thảo tập huấn và tư vấn 1:1 đã được doanh nghiệp hoan nghênh, đánh giá cao, đặc biệt về chất lượng của chuyên gia và tính chuyên sâu theo các lĩnh vực xuất khẩu. Doanh nghiệp bày tỏ nguyện vọng Bộ Công Thương sẽ mở rộng tổ chức các buổi tập huấn tương tự, chuyên sâu cho từng lĩnh vực của từng địa phương, để đông đảo doanh nghiệp có thể tiếp cận, nắm bắt thông tin, giải quyết khó khăn của mình để phát triển xuất khẩu.

Sau một năm CPTPP chính thức có hiệu lực, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, xu hướng bảo hộ gia tăng, nhưng trao đổi thương mại với các nước thành viên đã có đạt được kết quả tích cực. Trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với 2018. Ở một số thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ FTA như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 29,9%, xuất khẩu sang Mexico tăng 27,6% với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như máy móc, thiết bị; điện thoại, linh kiện; thủy sản; dệt may; thủ công mỹ nghệ… Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2019, Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam.

Trong năm 2020, đại dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như cắt giảm đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhân sự không ổn định. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước thành viên CPTPP trong 9 tháng đầu năm vẫn đạt mức tăng trưởng khích lệ như Canada (tăng 9,4%), Mexico (tăng 7,8%)...

 

*** Hỗ trợ kỹ thuật gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1

(i) Phân tích các cơ hội và thách thức (tiếp cận và cạnh tranh thị trường, cân nhắc về môi trường, lao động và giới) trong thị trường CPTPP và các khuyến nghị chính sách cho các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp có phụ nữ sở hữu / lãnh đạo; và

(ii) Chuẩn bị các công cụ (ví dụ: sách hướng dẫn về CPTPP) và tài liệu đào tạo đáp ứng giới cho các doanh nghiệp nhỏ

Giai đoạn 2

(i) Đào tạo 10 cán bộ từ Bộ ngành, hiệp hội tại Canada (Master Trainers), 10 cán bộ này với sự hỗ trợ của chuyên gia sẽ đào tạo lại 20 cán bộ (Trainers), đại diện hiệp hội, doanh nghiệp khác;

(ii) Đào tạo 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ (3 hội thảo cho 3 nhóm lĩnh vực lựa chọn của HTKT); và

(iii) 45 doanh nghiệp vừa và nhỏ được chọn để được chuyên gia Việt Nam và quốc tế tư vấn trực tiếp (1:1) các giải pháp tiếp cận thị trường Canada theo nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp.


Most Recent News


Search All News

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events