Latest articles

Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hoàn thuế cho doanh nghiệp


Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hoàn thuế cho doanh nghiệp

Liên quan đến kiến nghị có miễn thuế hay không đối với nguyên vật liệu tái xuất vào khu phi thuế quan sau khi nhập khẩu trong nước? Tổng cục Hải quan trả lời theo quy định hiện hành: Tại khoản 17 Điều 1 của Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP có quy định trường hợp hàng hóa nhập khẩu được tái xuất vào doanh nghiệp chế xuất thì được hoàn thuế nhập khẩu.

Vấn đề, kiến nghị tuy nhiên lại quy định chỉ được hoàn thuế trong trường hợp “xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan”. Đề nghị làm rõ nghĩa của từ “sử dụng” ở đây có bao gồm hoạt động sản xuất để gia công và sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất hay không.

Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định về các trường hợp hoàn thuế thì: ‘Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;”.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì ‘Hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến’.

Căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 thì ‘Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm: Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.

Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu;’

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước” thuộc đối tượng chịu thuế.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.

Căn cứ các quy định nêu trên, điểm c khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP áp dụng cho hàng hóa do doanh nghiệp nội địa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất hàng hóa đó ra nước ngoài (bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan) thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp nếu đáp ứng các điều kiện về hàng hóa tái xuất phải chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất (đáp ứng điều kiện là Khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13) nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất xuất khẩu từ nội địa hoặc từ nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu.

Về nội dung Hoàn thuế hàng hóa tái xuất (B13): Theo quy định hiện hành: Trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài nguyên vật liệu sử dụng cho mục đích sản xuất xuất khẩu (loại hình E31, E13) thì được miễn thuế nhập khẩu. Nhưng sau khi nhập khẩu, nếu không sử dụng cho mục đích sản xuất xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai báo chuyển đổi mục đích (A42) và nộp lại thuế nhập khẩu được miễn. Sau này, trường hợp không tiêu thụ nội địa mà tái xuất ra nước ngoài (loại hình B13) thì mở tờ khai chuyển đổi mục đích và được hoàn thuế đã nộp.

Với câu hỏi doanh nghiệp chế xuất có thể nộp tờ khai xuất khẩu cho công ty có trụ sở ở Việt Nam với mã loại hình B13 được không? Trường hợp doanh nghiệp chế xuất có thể mở tờ khai xuất khẩu với mã loại hình B13, thì người mua phải khai báo nhập khẩu và phát sinh nghĩa vụ thuế nhập khẩu. Vậy trở thành trường hợp cùng một loại nguyên liệu nhưng lại bị áp dụng 2 lần thuế. Chúng tôi xin hỏi doanh nghiệp chế xuất khai báo xuất khẩu nội địa và có được hoàn thuế đã nộp khi chuyển đổi mục đích hay không?

Theo Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với mã loại hình ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan để thực hiện, cụ thể mã loại hình B13- Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu được sử dụng trong các trường hợp: Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;  Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX; Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định thủ tục thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế. Theo đó, khi chuyển đổi mục đích sử dụng của hàng hóa đang được hưởng chế độ không chịu thuế, miễn thuế thì phải kê khai trên tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu sau đó thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức xuất bán cho doanh nghiệp nội địa thì DNCX phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2021.

Về phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với phế liệu nhập khẩu gia công thì theo quy định phạm vi áp dụng quy định miễn thuế nhập khẩu đối với phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công sản xuất khi doanh nghiệp chế xuất dưa nguyên vật liệu miễn thuế vào sản xuất hàng xuất khẩu. Theo quy định tại điều 10 Nghị định 18/2021/ND-CP, phế liệu và phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định được miễn thuế nhập nhẩu.

Chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Theo đó, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Việc xác định phế liệu, phế phẩm được quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) và thủ tục xử lý đối với phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công đã được quy định tại Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018). Theo đó, phế liệu, phế phẩm phải được tiêu hủy hoàn toàn, không còn giá trị sử dụng thì mới được áp dụng chính sách miễn thuế theo quy định.

H.Giang


Most Recent Bài viết


Search All Bài viết

Member Area

Search this Site
Contents
 

Contact Us!

If you cannot find what you require in this website please feel free to contact us. Click here to send us a message   >>>

 

 

Upcoming Events