Bài viết mới nhất

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu cá ngừ


Doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu cá ngừ

 

Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: T.H
Xuất khẩu cá ngừ còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: T.H

XK sang nhiều thị trường tăng cao

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6, XK cá ngừ Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng. Giá trị XK cá ngừ trong tháng này đạt hơn 85 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, giá trị XK đạt gần 472 triệu USD, tăng 23%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đều đang tăng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, trong khi giá trị XK các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh trong tháng 6/2024 đạt mức cao nhất từ đầu năm, đạt hơn 44 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ và có xu hướng ngày càng tăng thì XK cá ngừ đóng hộp lại giảm, giá trị XK trong tháng 6/2024 chỉ đạt hơn 17 triệu USD, giảm 11%.

Tại các thị trường, XK cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, EU hay Israel vẫn tiếp tục tăng trong tháng 6, lần lượt là 18%, 56% và 50%. Đáng chú ý tại khối thị trường EU, XK cá ngừ sang Italy và Hà Lan đang tăng “phi mã” ở mức 3 con số, trong khi XK sang Đức lại giảm.

Cùng với đó, XK cá ngừ sang Nga cũng đang tăng ở mức 3 con số trong tháng 6. Với sự tăng trưởng cao liên tục từ đầu năm, Nga đang trở thành 1 trong 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Trái với xu hướng XK sang 3 thị trường kể trên, XK sang khối thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giảm trong tháng 6. Giá trị XK sang khối thị trường này trong tháng 6 chỉ đạt gần 9 triệu USD, giảm 12%.

Hiện tại, nhu cầu của các thị trường đang ngày càng tăng vì để chuẩn bị cho dịp lễ cuối năm, và đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xu hướng tăng trưởng XK cá ngừ sang các thị trường kể trên đang khó có thể duy trì được do doanh nghiệp thiếu nguyên liệu có xuất xứ thuần túy.

Ngày 4/4/2024, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, đang có một vấn đề, đó là kích cỡ tối thiểu của cá ngừ vằn cho phép khai thác hiện nay quy định trong Nghị định 37 là 0,5m (tương đương trọng lượng từ 5kg đến 7kg).

Tuy nhiên sản lượng cá ngừ đạt kích cỡ này thực tế rất thấp. Theo đó, khi Nghị định 37 có hiệu lực, tất cả các cảng cá không dám cấp xác nhận nguyên liệu đối với cá ngừ vằn nhỏ hơn kích cỡ khai thác này. Điều này sẽ khiến cho nguồn cung cá ngừ vằn trong nước giảm. Đồng nghĩa với đó, doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần túy để sản xuất.

Hơn 50% giá trị từ nguồn nhập khẩu

Hiện tại, XK vẫn tăng là do lượng cá ngừ vằn nguyên liệu dự trữ tại các doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận vẫn còn, tuy nhiên lượng nguyên liệu dự trữ này cũng đang cạn dần. Doanh nghiệp sẽ phải gia tăng nhập khẩu từ nguồn cung ngoài nước.

Theo VASEP, trong cơ cấu giá trị XK cá ngừ những năm gần đây, có tới hơn 50% giá trị được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu do khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến XK và không ổn định.

Theo bà Cao Thị Kim Lan, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định, hàng năm, Việt Nam đón trung bình trên 20 tàu đánh bắt, tàu cấp đông của nước ngoài chuyên chở hàng trăm nghìn tấn cá ngừ nguyên liệu trực tiếp vào Việt Nam để bán cho các doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng nguyên liệu khu vực Đông Nam Á đã dịch chuyển sang Việt Nam thay vì chỉ có Thái Lan như trước đây.

Việt Nam đang là điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà cung ứng nguyên liệu toàn cầu bởi doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn, công nghệ vượt trội và hơn hết là chính sách nhập khẩu nguyên liệu đã được linh hoạt thông thoáng, ưu đãi về thuế quan, tạo thuận lợi về thủ tục nhập khẩu… đã tạo uy tín với các nhà cung cấp lớn.

Tuy nhiên, nửa cuối năm thường là thời gian doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất cho các đơn hàng XK sang các thị trường lớn như EU, để được hưởng ưu đãi thuế qua khi hạn ngạch được mở lại vào đầu năm sau.

Bên cạnh đó, quy định về bảo tồn của Liên minh châu Âu (EU) không đề cập kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn mà chỉ áp dụng với một số loài nhạy cảm; kích thước tối thiểu cũng thay đổi khác nhau tùy từng vùng biển và nguồn lợi tại khu vực đó. EU bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng biện pháp quy định hạn ngạch, thời gian cấm biển… chứ không chỉ quy định bằng kích thước tối thiểu được khai thác. Các tàu cá của nước ngoài vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1,5 kg và vẫn được cấp chứng nhận thủy sản khai thác.

Do đó, nếu Việt Nam không nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc khó khăn này cho doanh nghiệp, chẳng mấy chốc doanh nghiệp Việt sẽ mất thị trường XK.

(Theo Tạp chí Hải quan)


Bài viết mới nhất

Tiêu đềHạng mụcTạo ngày
General2024-10-03 14:50:00
General2024-10-03 14:44:38
General2024-09-13 14:43:35
General2024-09-13 14:30:30
General2024-09-13 14:23:47

Tìm kiếm tất cả Bài viết

Dành cho thành viên

Tìm kiếm trang web
Nội dung

Giới thiệu nhanh

Tìm kiếm thông tin thương mại 

Hàng hóa và thuế suất

Văn bản pháp quy

Biện pháp và Tiêu chuẩn

Thủ tục

Biểu mẫu

 

Thông tin nổi bật

Hiệp định thương mại tự do

Thông tin tiếp cận thị trường 

Kho tư liệu thương mại ASEAN

Điểm hỏi đáp về SBS/TBT

 

Thông tin và bài viết 

Tin tức

Ấn phẩm

Thông báo

Trang liên kết


Hãy liên hệ chúng tôi!

Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>>

 

Sự kiện sắp tới