Bài viết mới nhất

“Cú huých” EVFTA thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam


“Cú huých” EVFTA thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam

Dòng đầu tư trực tiếp FDI từ EU vào Việt Nam sẽ gia tăng

Sau 1 năm Hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, nhiều doanh nghiệp châu Âu đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Tính đến tháng 9/2021, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự án.

Hà Lan đứng đầu với 382 dự án và 10,36 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Pháp đứng thứ hai với 632 dự án và 3,62 tỷ USD, chiếm 16,25% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Đức đứng thứ ba với 405 dự án và 2,25 tỷ USD, chiếm 10,13% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.

Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ), lĩnh vực năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm… Dự báo dòng đầu tư trực tiếp FDI từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng giám đốc Tập đoàn Schaeffer Việt Nam cho biết, Tập đoàn chính của chúng tôi ở Đức và có nhà máy ở nhiều quốc gia, tuy nhiên Tập đoàn lựa chọn Đồng Nai (Việt Nam) để xây dựng nhà máy lớn nhất, hiện đại nhất của Tập đoàn với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu là đầu tư 45 triệu Euro. Dự kiến khi dịch qua đi, chúng tôi sẽ triển khai xây dựng nhà máy giai đoạn 2 - nhà máy đóng vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu cho một loạt các sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, Schaeffler cũngsẽ phát triển trung tâm sản xuất tại Việt Nam như một nhà máy thí điểm kỹ thuật số cho hệ thống sản xuất toàn cầu của mình.

Đề cập đến lý do Tập đoàn Schaeffer chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, theo ông Nguyễn Xuân Thắng là do Việt Nam đã tham gia EVFTA mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp trong nước và xây dựng chuỗi sản xuất cung ứng rất thuận lợi. Đặc biệt, Việt Nam có rất nhiều cơ hội và ưu thế về nguồn nhân lực, ưu đãi về đầu tư. Hiện, Schaeffler mở rộng chương trình đào tạo nghề toàn cầu của mình với dự án thí điểm tại Việt Nam bằng hình thức hợp tác với trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LiLama2. Chương trình thí điểm kéo dài 3 năm với nhóm 20 sinh viên đầu tiên. Tập trung nâng cao tiêu chuẩn giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề để cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao.

“Tôi tin rằng, khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế hồi phục cùng với những khoản đầu tư của Schaeffler vào cơ sở sản xuất hiện đại tại TP Biên Hòa thể hiện cam kết lâu dài của Schaeffler tại Việt Nam. Triển vọng tương lai của Schaeffler tại Việt Nam là rất tốt vì tất cả những gì chúng tôi làm ở đây không chỉ phù hợp với chiến lược kinh tế dài hạn của Chính phủ Việt Nam mà còn giúp xây dựng mối quan hệ quốc gia bền chặt hơn giữa Đức và Việt Nam”, ông Thắng nhấn mạnh.

Cơ hội từ lợi thế EVFTA

Nhấn mạnh về cơ hội và kế hoạch của các doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam trong thời gian tới, Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhận định với việc dịch bệnh được kiểm soát trở lại, cùng lợi thế lớn từ EVFTA và tới đây là EVIPA, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một điểm đến ổn định, an toàn, thịnh vượng và cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham cũng cho biết thêm, Việt Nam có rất nhiều lợi thế tạo nên sức hút các nhà đầu tư FDI trong làn sóng đầu tư, chuyển dịch đầu tư. Khi các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ dẫn dắt doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng, doanh nghiệp hưởng lợi là doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, người mua hàng từ Việt Nam: dệt may, da giày… họ không mua được thì họ sẽ phải chuyển đơn hàng.

“Tuy nhiên không xảy ra hiện tượng doanh nghiệp châu Âu rút vốn, việc dịch chuyển ra khỏi Việt Nam và những khó khăn do đại dịch Covid-19 chỉ là nhất thời trong ngắn hạn. Đặc biệt, xu hướng mới của các doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp đi sâu vào đầu tư giá trị cao, dịch chuyển một số trung tâm phát triển nghiên cứu vào Việt Nam. Cảng biển, giao thông đường xá, năng lượng… sẽ là những ngành nghề thu hút sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam,” ông Nguyễn Hải Minh khẳng định.

Để hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp châu Âu trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Vũ Văn Chung cho biết, trong 30 năm thu hút FDI đều có vai trò đóng góp quan trọng của nhà đầu tư EU. Đến thời điểm hiện tại châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam 22 tỷ USD. Mặc dù chưa tương xứng tới tiềm năng nhưng đây cũng là tín hiệu tích cực trong việc thu hút FDI chất lượng cao. “Với những cam kết mạnh mẽ đảm bảo tính minh bạch, thông thoáng, thuận lợi trong môi trường kinh doanh đầu tư, đặc biệt là việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã giúp Việt Nam tiếp nhận được nguồn vốn đầu tư chất lượng cao từ EU với những dự án có công nghệ tiên tiến, tạo ra những giá trị và lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên”,Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh.

Xuân Thảo


Bài viết mới nhất

Tiêu đềHạng mụcTạo ngày
General2024-10-11 13:51:35
General2024-10-11 13:46:39
General2024-10-11 13:29:05
General2024-10-11 13:20:04
General2024-10-11 13:07:42

Tìm kiếm tất cả Bài viết

Dành cho thành viên

Tìm kiếm trang web
Nội dung

Giới thiệu nhanh

Tìm kiếm thông tin thương mại 

Hàng hóa và thuế suất

Văn bản pháp quy

Biện pháp và Tiêu chuẩn

Thủ tục

Biểu mẫu

 

Thông tin nổi bật

Hiệp định thương mại tự do

Thông tin tiếp cận thị trường 

Kho tư liệu thương mại ASEAN

Điểm hỏi đáp về SBS/TBT

 

Thông tin và bài viết 

Tin tức

Ấn phẩm

Thông báo

Trang liên kết


Hãy liên hệ chúng tôi!

Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>>

 

Sự kiện sắp tới