Hoạt động sản xuất tại Công ty Pouyuen Việt Nam. Ảnh: Nam Dương |
Sản xuất dần ổn định
Theo ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM – Hepza, hiện đã có 1.355/1.412 doanh nghiệp hoạt động trở lại (đạt 96% so với thời điểm chưa có dịch) với khoảng 230.000 lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm đến tăng vốn, mở rộng sản xuất và dần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Trong đó nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt gần 100%, các nhà máy tăng tốc hoạt động hết công suất là một tín hiệu rất tích cực.
Tương tự, hiện toàn khu công nghệ cao (KCNC) đã có khoảng 45.000 lao động trở lại làm việc. Theo ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý KCNC TPHCM, dự kiến đến cuối tháng 11, các DN trong KCNC sẽ khôi phục hoạt động 100%. Ban quản lý KCNC cũng sẽ tập trung các nhiệm vụ trọng tâm thích ứng an toàn và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chú ý đến một số DN lớn như Intel, Samsung, Nidec...
Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cơ khí Duy Khanh chia sẻ, trải qua một tháng ổn định, công nhân đã quay trở lại thành phố làm việc. Công tác phòng chống dịch cũng đã quy củ hơn. Đặc biệt, với bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch rõ ràng và phù hợp với hoạt động của DN, việc áp dụng khá thuận lợi nên các DN đã tự tin mở lại sản xuất, sẵn sàng tiếp nhận đơn hàng mới.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số nhà máy của DN ở các KCX-KCN, KCNC TPHCM đã xuất hiện các ca nhiễm Covid-19. Đơn cử, tại 17 KCX-KCN của thành phố, sau khi mở cửa đã ghi nhận các ca nhiễm tăng dần theo quy mô hoạt động DN. Số ca nhiễm mỗi ngày tăng từ 50 ca, lên 70 và có ngày khoảng 100 ca. Tính từ 1/10 đến nay đã có hơn 2.800 ca nhiễm được ghi nhận tại các nhà máy. Tại KCNC TPHCM từ ngày 1/10 đến nay có hơn 770 ca nhiễm. Trong đó có một số DN ghi nhận F0 tăng liên tục 3 tuần qua.
Đại diện Công ty U.B Việt Nam (KCN Hiệp Phước, Nhà Bè) chia sẻ, để chuẩn bị sản xuất trở lại, bộ phận y tế của DN đã xét nghiệm tất cả nhân sự, người tiêm đủ 2 liều vắc xin mới được đi làm. Nhà xưởng của công ty được phun khử khuẩn liên tục, khách hàng đến làm việc sẽ được cấp bộ kit test ngay tại cổng, xét nghiệm âm tính mới được vào bên trong. DN nghiệp cũng duy trì xét nghiệm tầm soát ít nhất 30% lao động và test định kỳ 100% nhóm nguy cơ cao. Các biện pháp phòng, chống dịch làm rất kỹ nhưng ca nhiễm vẫn xuất hiện.
Ngăn dịch bùng phát
Đại diện Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (KCN Bình Tân) cho biết, hiện đã có 38.000 công nhân quay trở lại làm việc khi công ty bắt đầu hoạt động vào ngày 6/10, đạt 70%. Để đón những công nhân này trở lại làm việc, công ty đã tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo 5 đợt cho gần 40.000 người. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh định kỳ cho công nhân có nguy cơ cao vào ngày thứ Ba hàng tuần. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều DN, Công ty Pouyuen có số công nhân đông, tâm lý chung của công nhân là sợ lây nhiễm, tâm lý bất an, lo lắng và không thể yên tâm làm việc.
Theo ông Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Chế biến gỗ và Mỹ nghệ TPHCM, sau một tháng nới lỏng giãn cách, qua sàng lọc triệu chứng và xét nghiệm định kỳ, nhiều đơn vị phát hiện có F0. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, người lao động và địa phương đã bình tĩnh xử lý tình huống, không hoang mang như trước. Hiện vẫn còn nhiều đơn vị áp dụng khu cách ly tại nhà máy, công xưởng để nhân viên ở lại, tránh lây lan dịch cho người thân lẫn xóm trọ của họ. Không ít công ty bố trí nơi điều trị F0, trường hợp bệnh nhân trở nặng, họ lập tức liên hệ cơ sở y tế địa phương.
Hiện Hepza đang phối hợp với Trung tâm dữ liệu Đại học Quốc gia TPHCM xây phần mềm quản lý lao động ở 17 KCN, trong đó ưu tiên thực hiện các dữ liệu thông tin của từng DN, nơi ở của người lao động. Trường hợp phát sinh F0, nhà máy khai báo thông tin trên phần mềm này dễ dàng kiểm soát và chuyển thông tin các ca nhiễm đến các cơ quan thẩm quyền phối hợp xử lý.
KCNC đã đưa vào vận hành khu cách ly tạm dành cho F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với quy mô 100 giường. Cùng với khu cách ly tập trung, các DN trong KCNC đồng thời đảm bảo các khu cách ly tạm tại DN, tạo sự chủ động cho các DN thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Về lâu dài, nhiều DN mong muốn chính quyền hỗ trợ xây dựng nhà lưu trú cho công nhân lao động, nhà ở xã hội góp phần sản xuất an toàn, thích ứng với công tác phòng, chống dịch. Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức Hoàng Tùng thông tin, hiện thành phố Thủ Đức đã khởi công khu nhà lưu trú công nhân tại khu công nghiệp Cát Lái, đồng thời rà soát các khu đất trống trên địa bàn, phối hợp cùng KCX-KCN và KCNC để xây dựng các khu lưu trú, phục vụ nhu cầu ở cho công nhân trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Cẩm, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Uyên Phát cho rằng, trong giai đoạn sản xuất “bình thường mới” này, mỗi tuần doanh nghiệp test đều phát hiện có F0, đa phần là người lao động đang ở trọ. DN mong muốn xây nhà trọ cho công nhân song hiện đang khó khăn về quỹ đất.
(Theo Tạp chí Hải quan)
Tiêu đề | Hạng mục | Tạo ngày |
---|---|---|
General | 2024-10-11 13:51:35 | |
General | 2024-10-11 13:46:39 | |
General | 2024-10-11 13:29:05 | |
General | 2024-10-11 13:20:04 | |
General | 2024-10-11 13:07:42 |
Giới thiệu nhanh |
Tìm kiếm thông tin thương mại
|
|
Thông tin nổi bật
|
|
Thông tin và bài viết
|
|
|
|
|
|
|
Hãy liên hệ chúng tôi! Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>> |