Bài viết mới nhất

Xây dựng chính sách quản lý mặt hàng đường nhập khẩu


Xây dựng chính sách quản lý mặt hàng đường nhập khẩu

Về chính sách quản lý hạn ngạch thuế quan

Theo quy định Phụ lục III ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì mặt hàng “đường tinh luyện, đường thô” là mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan và phải có giấy phép nhập khẩu. Riêng đường (mã HS 1701) có xuất xứ từ ASEAN thuộc diện không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo Thông tư số 23/2019/TT-BCT (hiệu lực từ ngày 01/1/2020) của Bộ Công Thương.

Theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CPngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thì mặt hàng mía đường nhập khẩu, tuỳ chủng loại và mã số HS cụ thể của nhóm 1701 có các mức thuế suất trong hạn ngạch là 15%, 25%, 40% và thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan là 80%, 85%, 100%. Tại điểm c, khoản 1 Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa quy định người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cho cơ quan hải quan đối với hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.

Về thuế suất nhập khẩu từ các nước ASEAN theo Hiệp định ATIGA

Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA ban hành kèm Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ thì đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, có C/O mẫu D được áp dụng mức thuế nhập khẩu 5% đối với các mã HS 17011300, 17011400, 17019100, 17019910, 17019990 và 0% đối với các mã HS 17029091 (Xiro đường), 17029099 (Loại khác); không bị giới hạn về số lượng.

Trong khối ASEAN, có 4 quốc gia sản xuất mía đường chính là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Trong khi Việt Nam đã cam kết thực hiện theo ATIGA và gỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu đường từ ngày 1/1/2020 thì một số quốc gia chưa mở cửa thị trường mà áp dụng biện pháp khác nhau để bảo vệ thị trường đường của mỗi nước. Ví dụ: (1) Philippines: Đường có nguồn gốc ASEAN được tự do nhập khẩu nhưng phải đưa vào kho, chỉ được đưa ra tiêu thụ theo sự điều phối của cơ quan quản lý; (2) Thái Lan: Chính phủ hỗ trợ từ kiểm soát thị trường nội địa, kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính (1,3 tỷ USD/năm), tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu vào.

Chính vì vậy, kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước ASEAN đã tăng nhanh, cụ thể, trong năm 2020 là 1,35 triệu tấn, trị giá 551,7 triệu USD (đều có C/O mẫu D).

Sau khi Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 5277/TCHQ-GSQL và 5279/TCHQ-GSQL ngày 8/11/2021 về tăng cường kiểm tra chặt chẽ các thông tin khai báo trên C/O đối với các mặt hàng đường mía nhập khẩu từ ASEAN và chỉ đạo ngăn chặn các hành vi gian lận, buôn lậu mặt hàng đường mía, doanh nghiệp có xu hướng xin cấp C/O mẫu khác không phải mẫu D (C/O mẫu AANZ) để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với mặt hàng đường mía nhập khẩu từ cùng nhà xuất khẩu lớn nhất của Campuchia (Công ty Phnom Penh Sugar).

Kiểm soát về xuất xứ đường nhập khẩu: Ngày 8/11/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5277/TCHQ-GSQL về việc tiến hành xác minh C/O mẫu D với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để kiểm tra xuất xứ thực tế đường nhập khẩu. Đối với các C/O do Campuchia cấp: Cơ quan có thẩm quyền của Campuchia xác nhận 19 C/O do Campuchia cấp đối với C/O mẫu D và mẫu AANZ là thật, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Campuchia và hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ (WO) theo đúng quy định tại Điều 27, Chương 3, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Cây mía được trồng tại nông trại và trải qua quá trình sản xuất ra đường trắng tại nhà máy của Công ty Phnom Penh Sugar, Campuchia.

 Đối với các C/O do Indonesia cấp: Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan đã nhận được kết quả xác minh từ cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Indonesia cho các C/O cấp cho nhà xuất khẩu là Công ty PT.KEBUN TEBU MAS, theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Indonesia xác nhận C/O hợp lệ và cung cấp các chứng từ chứng minh quá trình sản xuất mặt hàng đường tinh luyện trải qua 20 bước với máy móc, thiết bị và 143 nhân công tham gia vào quá trình sản xuất. Tổng cục Hải quan đã thông báo kết quả 42 C/O gửi Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng.

 Đối với các C/O do Myanamar cấp: Tổng cục Hải quan đã tiến hành xác minh với 06 C/O Myanmar để có đánh giá tổng thể nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ quốc gia này. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan chưa nhận được kết quả xác minh.

Tăng cường kiểm soát, phòng chống buôn lậu đường qua biên giới

Ngày 8/11/2021, Tổng cục Hải quan cũng có công văn số 5279/TCHQ-GSQL về tăng cường công tác kiểm tra đối với mặt hàng mía đường đã chỉ đạo cơ quan hải quan tăng cường công tác kiểm tra kiểm tra đối với mặt hàng đường mía, như: kiểm soát ngăn chặn, phát hiện các hành vi quay vòng tờ khai nhập khẩu; thiết lập tiêu chí rủi ro cao để áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp; kiểm tra sau thông quan,…

Xác định xuất xứ để áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Để có cơ sở kiểm tra và xác định xuất xứ mặt hàng đường mía đúng quy định, chống gian lận qua xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6135/TCHQ-GSQL ngày 24/12/2021 trao đổi với Bộ Công Thương về việc hàng hóa theo Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi hay quy tắc xuất xứ không ưu đãi hướng dẫn tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ Thương mại) đã gửi công văn số 83/PVTM-P1 ngày 16/2/2022 trong đó đề nghị cơ quan hải quan cần kiểm tra và xác định xuất xứ của hàng hóa căn cứ theo quy tắc xuất xứ tương ứng với chứng nhận xuất xứ mà người khai hải quan đã nộp cho cơ quan hải quan, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế liên quan. Do nội dung công văn không nêu ý kiến cụ thể về quy tắc xuất xứ cần căn cứ để xác định xứ xuất xứ mặt hàng đường mía nhập khẩu thuộc diện áp dụng hàng đường mía thuộc diện bị áp dụng thuế CBPG và CTC, vì vậy, để đảm bảo thực hiện đúng với quy định pháp luật, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến cụ thể về quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.

HG


Bài viết mới nhất

Tiêu đềHạng mụcTạo ngày
General2025-02-05 14:07:18
General2025-02-05 14:00:39
General2025-02-05 13:50:49
General2025-02-05 13:36:03
General2025-01-07 14:39:26

Tìm kiếm tất cả Bài viết

Dành cho thành viên

Tìm kiếm trang web
Nội dung

Giới thiệu nhanh

Tìm kiếm thông tin thương mại 

Hàng hóa và thuế suất

Văn bản pháp quy

Biện pháp và Tiêu chuẩn

Thủ tục

Biểu mẫu

 

Thông tin nổi bật

Hiệp định thương mại tự do

Thông tin tiếp cận thị trường 

Kho tư liệu thương mại ASEAN

Điểm hỏi đáp về SBS/TBT

 

Thông tin và bài viết 

Tin tức

Ấn phẩm

Thông báo

Trang liên kết


Hãy liên hệ chúng tôi!

Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>>

 

Sự kiện sắp tới