Nguồn: Báo cáo PCI và PGI 2023 |
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại báo cáo Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, mức chi đầu tư để “xanh hóa” của doanh nghiệp được thể hiện qua phần trăm chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các hoạt động này trên tổng chi phí vận hành. Mức chi càng lớn có nghĩa là doanh nghiệp càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường so với các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Nhưng theo báo cáo, hiện nay, mức chi phí đầu tư xanh hóa khá thấp. Tính trung bình một doanh nghiệp đã bỏ ra khoảng 1% trong tổng chi phí vận hành để chuyển đổi xanh.
Trong đó, nhóm đã chi nhiều nhất để đầu tư cho các hoạt động xanh hóa là các doanh nghiệp xuất khẩu có thị trường mục tiêu là các nước phát triển, nơi có tiêu chuẩn môi trường cao hơn và người tiêu dùng nhận thức cao hơn về vấn đề môi trường.
Tính trung bình, doanh nghiệp xuất khẩu đã bỏ ra 1,4% tổng chi phí vận hành để thực hiện các thực hành xanh so với con số 1% hoặc nhỏ hơn của nhóm doanh nghiệp không xuất khẩu.
Ngoài ra, báo cáo PGI 2023 cũng chỉ ra, 61% số doanh nghiệp cho biết đã được cơ quan nhà nước tại địa phương hỗ trợ hướng dẫn áp dụng các thực hành xanh của địa phương. Quảng Ninh là tỉnh đạt điểm số cao nhất với 86% doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ, trong khi tại TPHCM chỉ là 34% - nơi có số liệu khảo sát thấp nhất trong chỉ tiêu này.
Nguồn: Báo cáo PCI và PGI 2023 |
Ngoài ra, báo cáo cũng cho hay, mức chi ngân sách trung bình toàn quốc là 0,7% trên tổng ngân sách mỗi tỉnh cho thấy công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương chưa được ưu tiên so với mức chi ngân sách 5% cho y tế. Nhưng xét theo từng địa phương, Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ chi ngân sách nhiều nhất cho bảo vệ môi trường với 4,1% tổng ngân sách địa phương.
GS. Edmund Malesky, Giám đốc nghiên cứu Dự án Sáng kiến Chỉ số PGI nhấn mạnh, xanh hoá nền kinh tế là nội dung mới; thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường tại mỗi tỉnh là một lộ trình mới. Vì thế, các tỉnh thành vẫn còn nhiều việc phải làm và cần hỗ trợ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
GS. Edmund Malesky đề nghị, Chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho chính quyền cấp tỉnh trong quá trình chuyển đổi xanh để khắc phục những hạn chế về nguồn lực. Bên cạnh đó, cần có động lực, cơ chế khuyến khích dựa trên thị trường để doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn môi trường.
Ngoài ra, báo cáo PGI 2023 khuyến nghị, doanh nghiệp sẽ chỉ thực sự có động lực để thay đổi hành vi (đầu tư lớn để chuyển đổi sang quy trình sản xuất kinh doanh xanh) nếu hành vi đó được thị trường đánh giá cao và đón nhận. Do đó, các chương trình tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức người tiêu dùng Việt Nam về tầm quan trọng của hoạt động sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường và khuyến khích họ trả giá cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp xanh, buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình sẽ góp phần tích cực giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường.
(Theo Tạp chí Hải quan)
Tiêu đề | Hạng mục | Tạo ngày |
---|---|---|
General | 2024-10-03 14:50:00 | |
General | 2024-10-03 14:44:38 | |
General | 2024-09-13 14:43:35 | |
General | 2024-09-13 14:30:30 | |
General | 2024-09-13 14:23:47 |
Giới thiệu nhanh |
Tìm kiếm thông tin thương mại
|
|
Thông tin nổi bật
|
|
Thông tin và bài viết
|
|
|
|
|
|
|
Hãy liên hệ chúng tôi! Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>> |