Nhiều doanh nghiệp đã và đang sẵn sàng tham gia vào hoạt động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ảnh: DN cung cấp |
Lợi ích lớn
Theo các chuyên gia xu hướng hiện nay không chỉ dừng ở chuyển đổi số mà còn song hành cùng chuyển đổi xanh. “Chuyển đổi kép” xoay quanh 3 trụ cột chính đó là tăng năng suất và hiệu quả kinh tế một cách bền vững; tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm hoặc loại bỏ lượng khí thải nhà kính.
Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng kinh phí ngân sách bố trí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 là 140 tỷ đồng theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự kiến hỗ trợ đào tạo cho hơn 8.000 doanh nghiệp bao gồm cả hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến, tư vấn và hỗ trợ ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số cho hơn 800 doanh nghiệp. |
Đáng quan tâm hơn, theo ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, trong thời gian qua, tác động của các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn tài nguyên môi trường đã gây ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới. Điều này đã tạo ra động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững. Trong bối cảnh đó, nếu các doanh nghiệp Việt chậm chân sẽ bị “bỏ lại”, mất đi khả năng cạnh tranh và càng dễ tổn thương.
Thực tế cho thấy, hiện một số doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của xu thế và sẵn sàng “chuyển đổi kép” nhằm phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Bà Phạm Hoài Anh, Giám đốc thương mại Công ty 1C Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số là phương tiện để hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi xanh. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và có thể đưa ra mô hình kinh doanh mới.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TBS Group, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho rằng, chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0, áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ở góc độ doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cơ khí máy móc và thiết bị, ông Trần Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM (Hamee) khẳng định, việc chuyển đổi mô hình sản xuất và tăng cường ứng dụng công nghệ số gắn với định hướng sản xuất xanh, xuất khẩu xanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Quý Cường, Giám đốc nhà máy Công ty TNHH IGB Automotive Việt Nam (Bình Dương) cho biết, trong xu thế tất yếu hướng đến net zero, xanh hóa sản xuất, công ty đang triển khai 2 chương trình trọng điểm. Thứ nhất là sổ tay năng lượng hiệu quả gồm các chương trình hướng tới chỉ số hiệu năng của máy đạt trên 90%; thứ hai là chương trình cải tiến năng lượng nhằm tìm kiếm những dự án giúp giảm tiêu hao năng lượng với mục tiêu giảm ít nhất 3% tổng lượng điện tiêu thu (chỉ số 2 năm liền kề là 12%). Dự kiến đến năm 2030 toàn bộ nhà máy của Công ty TNHH IGB Automotive Việt Nam sử dụng năng lượng tái tạo và tỷ lệ tái chế trong rác thải trên 90%.
Cần các chín sách hỗ trợ thiết thực
Chia sẻ tại hội nghị về xu hướng “chuyển đổi kép” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ đã được Đảng và Chính phủ xác định là ưu tiên hàng đầu, là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP và đạt 30% GDP vào năm 2030.
Các doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình, ứng dụng công nghệ số và tiến tới chuyển đổi số ở phạm vi rộng, đồng bộ hơn. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Do đó cần rất nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ để các doanh nghiệp tiếp cận.
Ông Nguyễn Xuân Thơ - cố vấn cấp cao tại Digiwin Software cho biết, kinh tế số tại Việt Nam đã ghi nhận những kết quả tích cực. Tính đến tháng 6/2024, kinh tế số đã đạt mức tăng trưởng 22,4%, tương đương 18,4% GDP. Tổng doanh số bán lẻ tăng trưởng 80% so với năm 2023 và số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 8%.
Tuy nhiên, nỗ lực chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Đó là khoảng cách về chuyển đổi số, khả năng tiếp cận vốn, vấn đề sở hữu trí tuệ, hệ thống pháp lý và hệ sinh thái số còn nhiều bất cập. Do đó, cần có các giải pháp để khắc phục các rào cản khó khăn này để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình chuyển đối số, tham gia và đóng góp hiệu quả vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số quốc gia, ông Nguyễn Xuân Thơ nhấn mạnh.
(Theo Tạp chí Hải quan)
Tiêu đề | Hạng mục | Tạo ngày |
---|---|---|
General | 2024-08-30 15:12:09 | |
General | 2024-08-30 15:01:35 | |
General | 2024-08-30 14:56:57 | |
General | 2024-08-30 14:52:13 | |
General | 2024-08-30 14:48:28 |
Giới thiệu nhanh |
Tìm kiếm thông tin thương mại
|
|
Thông tin nổi bật
|
|
Thông tin và bài viết
|
|
|
|
|
|
|
Hãy liên hệ chúng tôi! Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>> |