Bài viết mới nhất

Hiểu rõ quy định để đứng vững ở thị trường xuất khẩu


Hiểu rõ quy định để đứng vững ở thị trường xuất khẩu

 

Doanh nghiệp cần nắm vững quy định thị trường để có thể mang sản phẩm đi xuất khẩu.  Ảnh minh họa: NT

Doanh nghiệp cần nắm vững quy định thị trường để có thể mang sản phẩm đi xuất khẩu.

Ảnh minh họa: NT

Còn lúng túng trước những quy định mới

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 4/2024, cả nước có hơn 13.000 sản phẩm (OCOP). Mỗi xã một sản phẩm, trong đó gần 74% sản phẩm đạt 3 sao, gần 25% sản phẩm đạt 4 sao, 0,3% sản phẩm đạt 5 sao và còn lại là sản phẩm có tiềm năng 5 sao.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, tiếp cận thị trường xuất khẩu hướng đến cả những thị trường khó tính, có giá trị cao. Các khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương như ẩm thực, chữa bệnh, làm đẹp, hàng tiêu dùng, quà lưu niệm… Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn.

Thực tế cho thấy sau khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, đầu ra sản phẩm tốt hơn rất nhiều bởi được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Cùng với đó, vì đảm bảo lợi ích, các tổ chức thương mại cũng ưu tiên đặt hàng tiêu thụ sản phẩm của các chủ thể OCOP. Nhờ đó, sản phẩm OCOP có ảnh hưởng ngày một lớn, có sức tiêu thụ tốt, nên được nhiều doanh nghiệp thương mại, siêu thị lớn đặt hàng đưa vào hệ thống phân phối ổn định.

Việc Việt Nam tham gia WTO trong 17 năm qua cùng với hoạt động đàm phán, mở cửa thị trường, thực thi 17 FTA khác nhau đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt, các mặt hàng nông lâm thủy sản cũng được cắt giảm thuế, thậm chí nhiều mặt hàng còn được hưởng thuế suất 0%.

Đáng chú ý, nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như miến dong Tài Hoan (Bắc Kạn), cà phê Bích Thao (Sơn La), đường thốt nốt Palmania (An Giang), gạo ST24 (Sóc Trăng), gạo đặc sản Thiên Vương (An Giang), chè hữu cơ Bản Liền (Lào Cai), miến dong Việt Cường (Thái Nguyên), mắm tôm Lê Gia (Thanh Hóa), Ladoactiso cao ống (Lâm Đồng), cà phê rang xay Darmark (Kon Tum), muối NADISALT (Nam Định)… đã xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Đan Mạch, Séc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc…

Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện vẫn có những doanh nghiệp sở hữu sản phẩm rất tốt nhưng chưa biết làm thế nào để xuất khẩu. Các doanh nghiệp, HTX vẫn còn lúng túng trước những quy định mới cả ở trong và ngoài nước. Nếu doanh nghiệp không nắm vững quy định thị trường thì rất khó hội nhập, khó có thể mang sản phẩm đi xuất khẩu. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chủ thể OCOP, của địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và HTX.

Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Không chỉ các sản phẩm OCOP, nhiều ngành hàng khác của Việt Nam cũng đang đứng trước thực trạng khó "chen chân" vào được thị trường xuất khẩu hoặc bị sụt giảm đơn hàng bởi không nắm rõ được các quy định của thị trường và chưa tận dụng được hết các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

Tuy vậy, theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), muốn xuất khẩu được, sản phẩm Việt Nam phải phù hợp với các đối tượng thị trường khác nhau, đáp ứng nhiều quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực, động vật... Đặc biệt, vấn đề về kỹ thuật cũng là rào cản lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu nắm bắt tốt các quy định thị trường cũng như thủ tục xuất nhập khẩu sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi vì trên thực tế, năng lực sản xuất của Việt Nam tương đối tốt, đặc biệt là gạo hồ tiêu, cà phê, hạt điều, cao su...

“Trong rất nhiều vụ kiện, doanh nghiệp rơi vào tình thế bất lợi do thiếu thông tin về nguồn gốc xuất xứ cũng như thống kê, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề giám sát nguyên liệu đầu vào, ghi vào sổ sách tất cả vùng nguyên liệu thu mua phục vụ chế biến để minh chứng trong trường hợp cần kiểm tra hay truy xuất lại lô hàng liên quan đến kiểm tra mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp được khuyến nghị thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như tuân thủ quy định, yêu cầu của thị trường trong nước và nhập khẩu”, ông Lê Thanh Hòa nhấn mạnh.

Còn theo bà Trương Thùy Linh, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), doanh nghiệp cần nâng cao hiểu biết pháp luật về phòng vệ thương mại, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ trong nước có thể sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ để bảo vệ trên chính thị trường nội địa, chống lại hàng hóa nhập khẩu có những hành vi thương mại không công bằng. Các doanh nghiệp cần chú ý hơn trong việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan điều tra để tránh bị coi là doanh nghiệp không hợp tác. Cùng với đó, cần tăng cường đào tạo đồng bộ, có chiều sâu để nâng cao nhận thức, kỹ năng của doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp đạt kết quả tích cực hơn nữa trong các vụ việc phòng vệ thương mại.

(Theo Tạp chí Hải quan)


Bài viết mới nhất

Tiêu đềHạng mụcTạo ngày
General2024-10-11 13:51:35
General2024-10-11 13:46:39
General2024-10-11 13:29:05
General2024-10-11 13:20:04
General2024-10-11 13:07:42

Tìm kiếm tất cả Bài viết

Dành cho thành viên

Tìm kiếm trang web
Nội dung

Giới thiệu nhanh

Tìm kiếm thông tin thương mại 

Hàng hóa và thuế suất

Văn bản pháp quy

Biện pháp và Tiêu chuẩn

Thủ tục

Biểu mẫu

 

Thông tin nổi bật

Hiệp định thương mại tự do

Thông tin tiếp cận thị trường 

Kho tư liệu thương mại ASEAN

Điểm hỏi đáp về SBS/TBT

 

Thông tin và bài viết 

Tin tức

Ấn phẩm

Thông báo

Trang liên kết


Hãy liên hệ chúng tôi!

Nếu không tìm thấy thông tin quý vị cần trên trang web này, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào đây để gửi thông điệp cho chúng tôi >>>

 

Sự kiện sắp tới